QUẢNG CÁO TÀU ĐIỆN
QUẢNG CÁO TÀU ĐIỆN
Các nước phát triển thì quảng cáo trên tàu điện ngầm không còn xa lạ. Nhà ga là nơi tụ tập đông người, nếu nói không quá thì rõ ràng lưu lượng di động của chúng đôi khi còn cao hơn cả một phương tiện công cộng khác: xe bus. Đây gần như là sự tích hợp của sân bay, ga tàu hỏa và xe bus. Tại thị trường nước ngoài thì hình thức quảng cáo trên tàu điện ngầm đã phát triển vượt bậc nhưng ở Việt Nam thì vẫn đang còn bỏ ngỏ.
Đối tượng tiếp cận của quảng cáo tàu điện ngầm
Quảng cáo tàu điện ngầm đưa thông điệp của bạn đến ngay trước mắt khách hàng của bạn. Phương tiện này thì khả năng nhắm mục tiêu đối tượng chủ yếu là người đi làm. Tần suất hiển thị quảng cáo của bạn trong giờ cao điểm sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên thì chúng lại có khả năng phân loại không cao lắm, bạn biết đấy, tàu điện ngầm là phương tiện công cộng thì cả học sinh, sinh viên, công sở hay người già đều đi. Đây là những đối tượng chung trên toàn địa bàn thành phố, khó mà phân tách ra được. Tuy nhiên cơ hội vẫn chia đều vì dù là ai thì đều cũng có người thân, bạn bè, đều cần các sản phẩm thiết yếu đúng không nào?
Các hình thức quảng cáo trên tàu điện ngầm
Ga tàu điện ngầm gần như là sự tích hợp của sân bay và ga tàu hỏa. Chúng có những màn hình công nghệ, diện tích đủ lớn, các cột biển báo, … thừa đủ diện tích cho bạn lựa chọn. Tiếp đây hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn những hình thức quảng cáo trên tàu điện ngầm thông dụng ở nước ngoài:
1. Quảng cáo bên ngoài tàu:
Hình thức này có tác động trực quan tức thì, chủ yếu là quảng cáo di động hoặc là người dùng tiếp nhận quảng cáo khi đang di chuyển nên đa số các tấm quảng cáo sẽ đơn giản ngắn gọn và bắt mắt.
1.1 Dán quảng cáo trên thân tàu điện ngầm
Với decal dán có màu sắc hoặc các tấm bảng luôn nổi bật và luôn hiển thị, chúng có số lần hiển thị lặp lại cả ngày, bảy ngày một tuần, tiếp cận đối tượng đại chúng với phạm vi bao phủ rộng.
1.2 Quảng cáo wifi
Wifi phủ sóng tại các ga tàu điện ngầm sẽ tăng khả năng tương tác trong thời gian chờ đợi chuyến.
1.3 Biển bảng, poster, LCD dọc hầm
Những biển quảng cáo màu sắc chạy dọc theo đường hầm mà tàu chạy là không gian được tận dụng tối đa bởi chiều dài của chúng xuyên khắp quãng đường lên đến cả trăm km!
2. Quảng cáo tại ga tàu điện ngầm
Thêm nữa đó là quảng cáo tại ga tàu. Ga tàu khá giống với sân bay khi có các quầy dịch vụ, các biển LCD, tấm poster frame chân đứng. Tại các thành phố lớn thì có quảng cáo trên thang bộ, thang cuốn, thậm chí là thang máy, …
2.1 Quảng cáo thang cuốn, thang bộ, thang máy
Quảng cáo trên các bậc thang hoặc là lan can, tay vịn đều là ý tưởng hay ho để tận dụng khoảng không.
2.2 Quảng cáo posm dịch vụ
Quảng cáo tại nhà ga tàu điện ngầm có hiệu quả cực lớn. Chúng cho phạm vi tiếp cận và tần suất lớn khi người tiêu dùng đi qua. Đặc biệt khi họ chi tiền cho các quầy dịch vụ thì họ sẽ chú ý hơn đến những tấm biến quảng cáo hay là tờ rơi quảng cáo, sổ quảng cáo, tấm thẻ card quảng cáo. Một vài khu phục vụ đầy đủ như siêu thị thì hình thức posm cũng sẽ có thể triển khai!
Các tấm poster được đặt ở khắp mặt mọi nơi, có thể dán trên tường hoặc các cánh cửa, chân cầu thang cuốn.
2.4 Quảng cáo trên màn hình Digital kỹ thuật số
Digital Dioramas là những màn hình có độ phân giải cao khoảng 60 inch được đặt ở vị trí chiến lược tại các khu vực đi lại chính trên khắp hệ thống tàu điện ngầm và đường sắt. Các ki-ốt tương tác cung cấp cho người dùng nhiều thông tin khác nhau.
3. Quảng cáo bên trong tàu
Nếu nhắc đến quảng cáo tàu điện ngầm thì không thể không nhắc đến quảng cáo trong tàu điện ngầm. Rõ ràng với không gian bên ngoài rộng lớn đa chiều thì quảng cáo bên trong tàu điện ngầm hẹp hơn. Tuy nhiên đây chính là hình thức quảng cáo trong không gian hẹp, đứng yên theo hệ quy chiếu.
Thời gian rung bình trên quãng đường họ đi mỗi sáng sẽ mất từ 20-40 phút. Thậm chí thì những nơi đông người, rộng lớn thì thời gian cho một chuyến tàu có thể lên đến 12h/ngày. Lúc này thì hiệu quả của chúng là thời gian vượt trội đem lại hiệu quả cực kỳ lớn cho nhà cung cấp.
3.1 Quảng cáo decal dán bên trong
Hình thức này thì giống quảng cáo bên ngoài tàu là dán decal áp phích, poster, banner trên chính ghế ngồi, các khu vực khoảng trống, các vách tàu, nội thất của tàu…
Những quảng cáo trên tàu này tại thị trường Âu – Mỹ phát triển, thị trường Châu Á như tại Hàn Quốc thì quảng cáo, tuyên truyền nhân dịp sinh nhật idol, kỷ niệm nhóm cũng có rất nhiều:
3.2 Quảng cáo trên màn hình điện tử
Không thể nhắc đến những màn hình điện tử ở bên trong tàu điện ngầm. Những bảng này hoạt động gần như 24/24. Chúng giết chết thời gian nhàn rỗi của các hành khách. Những màu sắc tương phản trong không gian đơn điệu của tàu sẽ là điểm nhấn cho chiến dịch truyền thông.
3.3 Quảng cáo trên các vật dụng
Hình thức này khá giống với quảng cáo máy bay ở những chiếc cốc uống nước, giấy ăn, thậm chí là tạp chí trên ghế, …
Đặc biệt là với những chuyến tàu lên đến 12-24h thì không gian này gần như trở thành không gian sinh hoạt rồi.
Ngoài ra còn có thể thiết kế tay cầm nắm tàu nữa! Khá giống quảng cáo xe bus!
Sơ sơ đó là các hình thức quảng cáo trên tàu điện ngầm tại nước ngoài. Vậy thì Việt Nam thì sao?
Quảng cáo trên tàu điện ngầm tại Việt Nam trong tương lai
Gần đây hẳn bạn đã nghe ngóng thông tin về những chiều tàu điện ngầm đầu tiên tại Việt Nam: tuyến Metro – Suối Tiên tại TPHCM. Chắc chắn là khi tuyến tàu này hoạt động thì sẽ có các dịch vụ quảng cáo đi kèm. Tuy nhiên thì thời gian khánh thành tuyến tàu này còn đang chưa được xác định rõ ràng và dường như thì các loại quảng cáo tàu điện ngầm thông minh như ở nước ngoài thì ở đây cũng sẽ không có. Nhưng trước mắt đã có những thông tin như sau:
- Tổng chiều dài: khoảng 19,7 km (2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao).
- Số lượng ga: 14 (3 ga ngầm và 11 ga trên cao).
- 3 ga ngầm: là Bến Thành, Nhà hát Thành phố và Ba Son
- 11 ga trên cao: Văn Thánh, Cầu Sài Gòn, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông mới.
- Ga xuất phát: Ga Bến Thành
- Ga đến: Ga Bến xe Miền Đông mới (Depot Long Bình)
- Thời gian giãn cách:
+ Giờ cao điểm: 2 phút
+ Giờ bình thường: 5 phút
- Thời gian tàu chạy:
+ Giờ cao điểm: 05:30 – 09:30; 16:00 – 20:00
+ Giờ bình thường: 09:30 – 16:00; 20:00 – 23:30
- Số tàu chạy:
+ Giờ cao điểm: 111 tàu
+ Giờ bình thường: 126 tàu
- Tốc độ di chuyển:
+ 110 km/h ở phần trên cao
+ 80 km/h ở phần ngầm
+ 35 km/h ở khu vực đường vào nhà ga
+ 25 km/h ở nhà ga
Trước mắt đã có kha khá các doanh nghiệp nhắm đến mục tiêu cung cấp các dịch vụ quảng cáo trên Ga Metro tàu điện ngầm rồi. Cùng chờ đón những bước tiến của quảng cáo ngoài trời – trong nhà tại không gian này nhé!